Tàu ngầm tự chế Hoàng Sa đã lặn sâu 10m dưới biển
Sau
hàng chục lần thử nghiệm trên bờ, tàu ngầm Hoàng Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa, một
doanh nhân ở Thái Bình tự chế đã chạy thử thành công trên vùng biển Đông
Bắc.
Đúng 8h sáng 3/7, tàu ngầm Hoàng Sa của doanh nhân Thái
Bình được chạy thử nghiệm trên vùng biển Đông Bắc Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Bộ
Quốc phòng và lực lượng Hải quân. Sự kiện này thu hút được sự quan tâm đặc biệt
của dư luận khi Hoàng Sa là chiếc tàu ngầm đầu tiên do một cá nhân trong nước tự
sản xuất được thử nghiệm trong điều kiện ở biển.
Trả lời phóng viên VnReview, ông Nguyễn Quốc Hòa
cho biết cuộc thử nghiệm tàu ngầm mini Hoàng Sa do ông tự chế trên biển đã đáp
ứng được yêu cầu của Hội đồng sát hạch của Bộ Quốc phòng. Trong lần thử nghiệm
này, tàu ngầm Hoàng Sa đã nhiều lần lặn/nổi trên biển trong thời gian 8 tiếng,
độ sâu nhất trong lần lặn thử lên tới 10m.
Sau khi chính thức thông báo thử nghiệm thành công
trên biển, nhiều người dùng Facbook đã gửi lời chúc mừng đến cha đẻ tàu ngầm
Hoàng Sa. Ảnh: Facebook ông Nguyễn Quốc Hòa.
"Tôi thấy rất vui vì ít nhất sản phẩm của mình đã có
thể có điều kiện để góp phần vào việc bảo vệ đất nước sau này, bảo vệ chủ quyền
biển đảo. Tôi cũng hi vọng sản phẩm của tôi sẽ đem lại tác dụng nào đó trong
việc nghiên cứu khoa học cho đất nước", ông Nguyễn Quốc Hoà, cha đẻ tàu
ngầm Hoàng Sa vui mừng chia sẻ.
Tàu ngầm Hoàng Sa được đóng bằng thép, nặng 9 tấn, dài
7m, ngang 2,5m, cao hơn 1m. Tàu có vận tốc tối đa 15 hải lý/giờ và có thể lặn
sâu 50m, có thể mang theo 2 người, thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3
đêm.
Tàu ngầm Hoàng Sa được trang bị tính năng liên lạc thủy
âm khi lặn sâu, hệ thống liên lạc tầm xa VHF khi nổi, hệ thống camera quan sát
dưới nước; hệ thống dò quét đáy biển, vật cản phía trước… Đây là tàu ngầm mini
thứ 2 do ông Nguyễn Quốc Hòa chế tạo. Trước đó, năm 2014, ông Hòa đã nghiên cứu,
chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa. Một năm sau, ông Hòa chế tạo tàu ngầm thứ hai
mang tên Hoàng Sa, được cho là ưu việt hơn tàu Trường Sa bởi kích thước nhỏ gọn
và bổ sung nhiều tính năng.
Trước khi được ra biển chạy thử, đứa con tinh thần của
ông Nguyễn Quốc Hòa đã vượt qua cả chục lần thử nghiệm trong bể, rồi ra hồ sâu 4
m. Đặc biệt, tàu Hoàng Sa đã vượt qua kỳ "sát hạch" 2 ngày khắt khe của Hội đồng
giám khảo do Bộ Quốc phòng lập, với các bài chạy nổi, chạy ngầm, chạy vòng tròn,
lùi, xử lý đâm va khi chạy ngầm.
Hoàng Sa là chiếc tàu ngầm thứ hai do ông Nguyễn Quốc
Hòa chế tạo. Ảnh: Facebook ông Nguyễn Quốc Hòa.
Sau cuộc thử nghiệm thành công trên biển, ông Hòa cũng
cho biết ông đang thiết kế con tàu thứ ba với sự tổng hợp ưu điểm của hai con
tàu trước đó (là Trường Sa 01 và Hoàng Sa): "Nó sẽ có những tính năng và khả
năng vượt trội. Con tàu mới sẽ mang tên Trường Sa 02, nếu có chiếc thứ 4 thì nó
cũng sẽ tiếp tục mang tên Trường Sa".
Sau
hàng chục lần thử nghiệm trên bờ, tàu ngầm Hoàng Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa, một
doanh nhân ở Thái Bình tự chế đã chạy thử thành công trên vùng biển Đông
Bắc.
Đúng 8h sáng 3/7, tàu ngầm Hoàng Sa của doanh nhân Thái
Bình được chạy thử nghiệm trên vùng biển Đông Bắc Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Bộ
Quốc phòng và lực lượng Hải quân. Sự kiện này thu hút được sự quan tâm đặc biệt
của dư luận khi Hoàng Sa là chiếc tàu ngầm đầu tiên do một cá nhân trong nước tự
sản xuất được thử nghiệm trong điều kiện ở biển.
Trả lời phóng viên VnReview, ông Nguyễn Quốc Hòa
cho biết cuộc thử nghiệm tàu ngầm mini Hoàng Sa do ông tự chế trên biển đã đáp
ứng được yêu cầu của Hội đồng sát hạch của Bộ Quốc phòng. Trong lần thử nghiệm
này, tàu ngầm Hoàng Sa đã nhiều lần lặn/nổi trên biển trong thời gian 8 tiếng,
độ sâu nhất trong lần lặn thử lên tới 10m.
Sau khi chính thức thông báo thử nghiệm thành công
trên biển, nhiều người dùng Facbook đã gửi lời chúc mừng đến cha đẻ tàu ngầm
Hoàng Sa. Ảnh: Facebook ông Nguyễn Quốc Hòa.
"Tôi thấy rất vui vì ít nhất sản phẩm của mình đã có
thể có điều kiện để góp phần vào việc bảo vệ đất nước sau này, bảo vệ chủ quyền
biển đảo. Tôi cũng hi vọng sản phẩm của tôi sẽ đem lại tác dụng nào đó trong
việc nghiên cứu khoa học cho đất nước", ông Nguyễn Quốc Hoà, cha đẻ tàu
ngầm Hoàng Sa vui mừng chia sẻ.
Tàu ngầm Hoàng Sa được đóng bằng thép, nặng 9 tấn, dài
7m, ngang 2,5m, cao hơn 1m. Tàu có vận tốc tối đa 15 hải lý/giờ và có thể lặn
sâu 50m, có thể mang theo 2 người, thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3
đêm.
Tàu ngầm Hoàng Sa được trang bị tính năng liên lạc thủy
âm khi lặn sâu, hệ thống liên lạc tầm xa VHF khi nổi, hệ thống camera quan sát
dưới nước; hệ thống dò quét đáy biển, vật cản phía trước… Đây là tàu ngầm mini
thứ 2 do ông Nguyễn Quốc Hòa chế tạo. Trước đó, năm 2014, ông Hòa đã nghiên cứu,
chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa. Một năm sau, ông Hòa chế tạo tàu ngầm thứ hai
mang tên Hoàng Sa, được cho là ưu việt hơn tàu Trường Sa bởi kích thước nhỏ gọn
và bổ sung nhiều tính năng.
Trước khi được ra biển chạy thử, đứa con tinh thần của
ông Nguyễn Quốc Hòa đã vượt qua cả chục lần thử nghiệm trong bể, rồi ra hồ sâu 4
m. Đặc biệt, tàu Hoàng Sa đã vượt qua kỳ "sát hạch" 2 ngày khắt khe của Hội đồng
giám khảo do Bộ Quốc phòng lập, với các bài chạy nổi, chạy ngầm, chạy vòng tròn,
lùi, xử lý đâm va khi chạy ngầm.
Hoàng Sa là chiếc tàu ngầm thứ hai do ông Nguyễn Quốc
Hòa chế tạo. Ảnh: Facebook ông Nguyễn Quốc Hòa.
Sau cuộc thử nghiệm thành công trên biển, ông Hòa cũng
cho biết ông đang thiết kế con tàu thứ ba với sự tổng hợp ưu điểm của hai con
tàu trước đó (là Trường Sa 01 và Hoàng Sa): "Nó sẽ có những tính năng và khả
năng vượt trội. Con tàu mới sẽ mang tên Trường Sa 02, nếu có chiếc thứ 4 thì nó
cũng sẽ tiếp tục mang tên Trường Sa".
0 nhận xét